Ô nhục: Những bi kịch nối dài

Ô nhục: Những bi kịch nối dài

Nhân vật trung tâm trong cuốn tiểu thuyết Ô nhục của nhà văn người Nam Phi – J. M Coetzee là một vị giáo sư người da trắng tên là David. Ông ta một cuộc sống cô độc khi đã bỏ vợ, nỗi khao khát tì.nh d.ục… Khởi điểm của những bi kịch về sau là khi ông bị tố giác có quan hệ tì.nh á.i với chính sinh viên của mình.

Thế rồi, ông rơi vào vòng xoáy của bi kịch, tủi nhục ê chề, sự ghẻ lạnh ruồng bỏ của xã hội khi đánh mất đi địa vị, vị thế của mình trong đời sống xã hội. Một nhân vật da trắng bị ghẻ lạnh trong chính cái xã hội thời kỳ hậu ph.ân bi.ệt ch.ủng t.ộc, mầm mống của ph.ân b.iệt ch.ủng t.ộc vẫn ẩn mình trong xã hội Nam Phi. Một nhân vật trí thức da trắng bị ghẻ lạnh – như một nghịch lý. Hay chăng chỉ là những bi kịch nối tiếp những bi kịch trong một xã hội mục ruỗng, nơi những mối quan hệ giữa người với người sụp đổ, niềm tin, lòng trắc ẩn đã không còn…

Hai chủ đề đối lập, song song trong Ô nhục của J.M Coetzee chính là Thân phận của con người và Nỗi đau của lịch sử, của thời đại. Mối quan hệ song hành của 2 chủ đề bù trừ lẫn nhau, tạo nên một kết cấu vững chắc cho tiểu thuyết, một cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn với phong cách kể điềm tĩnh có đôi phần sắc lạnh, bày ra những thân phận người nhỏ bé trong cái xã hội mục ruỗng ấy, nơi mà ai kể cả những trí thức da trắng cũng bị đọa đày.

Ô nhục tác phẩm tiêu biểu của J.M Coetzee

Yếu tố tính.dục trong Ô nhục như một thứ cần thiết, đủ, một chất xúc tác, khởi thủy cho những bi kịch và nỗi đau mà không chỉ David mà từng nhân vật phải trải qua. Đôi khi, ta hả hê vì David – một trí thức da trắng bị cuốn vào vòng xoáy của tủi nhục, ê chề… như một sự trả thù của lịch sử dành cho những người da trắng. Tuy nhiên, xét rộng ra xã hội Nam Phi thời kỳ hậu Apartheid – một xã hội hỗn loạn, phi chính phủ, nơi sinh ra những chủ nghĩa cực đoạn như hệ quả của lịch sử quá khứ để lại… Nơi mà ai, bất kỳ thành phần nào trong xã hội không chỉ những người d.a đ.e.n mà kể cả những trí thức da trắng như giáo sư David cũng bị tổn thương. Nơi ai cũng bị tổn thương. Nơi con người yếu đuối, bạc nhược nảy sinh những tị hiềm, nhỏ nhem sẵn sàng ám toán người khác khi có cơ hội.

Đọc "Ô nhục" để hiểu hơn về một thời kỳ hỗn loạn trong lịch sử nhân loại, nơi bi kịch nối dài bi kịch, nơi nỗi đau chất đống trong tiềm thức con người.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Lên đầu trang