Nghệ thuật trì hoãn: Lợi dụng thói quen tốt để làm việc hiệu quả
- Người viết: CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH BÁCH VIỆT lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Tất cả những người trì hoãn đều có thói quen để dành cho công việc. Trì hoãn có tổ chức chính là nghệ thuật lợi dụng thói quen xấu đó.
Nghe có vẻ hơi ngược đời, nhưng lại hoàn toàn hiệu quả khi bạn có thể hoàn thành nhiều việc bằng sự trì hoãn. Sự trì hoãn là gì? Tại sao sự trì hoãn lại đạt được những hiệu quả nhất định trong một số trường hợp.
Đây là điều mình đã không nhận ra trước khi đọc Nghệ thuật trì hoãn. Về bản chất con người là một loài động vật có lý trí. Khả năng tư duy của chúng ta được cho là điểm khác biệt lớn nhất so với phần còn lại của hệ sinh thái. Chính vì vậy, dường như chúng ta luôn luôn tuân theo sự mách bảo của lý trí, hành động dựa trên những suy xét kỹ càng và chỉ làm những điều mà bản thân ta nghĩ là điều đúng đắn là nên làm nhất.
Các triết gia như Plato hay Aristotle đã bị tư tưởng này lôi kéo đến độ họ tìm ra được lý do của mình: sự thiếu tự chủ là nguyên nhân giải thích cho việc nhiều người cố tình không làm những điều mà họ biết là nên làm.
Bằng việc suy nghĩ tới sự trì hoãn có tổ chức, tác giả John Perry đã đưa ra trong Nghệ thuật trì hoãn một nhận định xoay quanh sự trì hoãn đó là sự trì hoãn có tổ chức. Sự trì hoãn có tổ chức là một kiểu người làm được rất nhiều việc bằng cách né tránh những việc khác. Vậy cụ thể là gì? Sự trì hoãn có tổ chức là gì?
Sách Nghệ thuật trì hoãn
Tất cả những người trì hoãn đều có thói quen để dành cho công việc. Trì hoãn có tổ chức chính là nghệ thuật lợi dụng thói quen xấu đó. Điểm mấu chốt khi ta nói tới sự trì hoãn ở đây là trì hoãn không đồng nghĩa với việc ta hoàn toàn không làm gì. Ta bỏ bê hay quên bẵng chúng đi. Đơn giản người trì hoãn hiếm khi ngồi không, họ chỉ làm những công việc ít cần thiết hơn như gọt bút chì, làm vườn, sắp xếp tài liệu mỗi khi rảnh rỗi.
Vậy tại sao những người trì hoãn lại hình thành thói quen đó. Có lẽ, vì đó chính là cách để họ không phải làm những việc quan trọng hơn. Nói tóm lại, người trì hoãn vẫn có động lực làm những việc khó khăn, quan trọng và hoàn thành đúng thời hạn, miễn là những việc đó giúp họ không phải làm những việc quan trọng hơn.
Việc trì hoãn có tổ chức là khi bạn luôn luôn có một danh sách các việc cần làm sắp xếp theo độ quan trọng giảm dần. Đó chính là danh sách công việc ưu tiên. Những công việc quan trọng và cấp thiết sẽ nằm ở đầu danh sách, nhưng vẫn có những việc đáng làm nằm ở gần cuối danh sách và làm những việc đó chính là cách để tránh phải làm những nhiệm vụ quan trọng ở phía trên.
Đó phải chăng là sự sắp xếp có chủ ý để chúng ta có thể hoàn thành mọi công việc mà không phải theo thứ tự dễ gây nhàm chán.
Trong cuốn sách, tác giả John Perry đã dẫn chứng cụ thể khi ông gửi đường dẫn bài viết của ông về tính trì hoãn có tổ chức cho một người đồng nghiệp và vợ ông ta. Bản thân người đồng nghiệp khó chịu còn cô vợ lại phấn khởi. Người đồng nghiệp đã chỉ ra chính sự trì hoãn đã gây nên những xáo trộn không nhỏ trong cuộc sống và công việc của anh ta.
Tuy nhiên chúng ta đừng bao giờ nhầm lẫn giữa trì hoãn có tổ chức và việc cố chứng tỏ với mọi người rằng anh ấy, cô ấy, họ không thể ra lệnh được cho bạn. Với nhiều người thường cảm thấy khó chịu khi cấp trên, đồng nghiệp là những học giả luôn trì hoãn công việc, xuất phát từ nguyên nhân chính đến từ tính cách của một số người thuộc giới học giả.
Thứ tự ưu tiên công việc mới chính là điểm nhấn của sự trì hoãn có tổ chức. Thứ tự ưu tiên công việc là một trong những cách khác, biểu hiện khác của việc trì hoãn có tổ chức. Chỉ là sự sắp xếp sao cho không gây nhàm chán mà ngược lại chính là sự hứng thú vốn có để có thể giải quyết công việc một cách ổn thỏa hơn.
Khi tâm trạng bạn thoải mái bạn dễ dàng vượt qua áp lực cuộc sống và công việc. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, ít nhiều chúng ta cũng nên áp dụng việc trì hoãn trong một số trường hợp, sự trì hoãn có tổ chức khiến công việc trơn tru hơn, khiến bạn cảm thấy bản thân được “sạc” thêm nguồn năng lượng mới và có thể hoàn thành mọi công việc mà vẫn đạt hiệu quả cao. Sự sắp xếp, thứ tự ưu tiên trong công việc có lẽ là bản chất của sự trì hoãn có tổ chức.
Viết bình luận