Chiến tranh tiền tệ IV: Siêu cường tài chính và tham vọng về đồng tiền chung châu Á

Chiến tranh tiền tệ IV: Siêu cường tài chính và tham vọng về đồng tiền chung châu Á

Tiếp nối thành công từ 3 phần trước của “Chiến tranh tiền tệ”, Song Hong Bing tiếp tục viết thêm phần IV với tựa đề “Siêu cường tài chính tham vọng về đồng tiền chung Châu Á”. Có lẽ chỉ nội cái tựa đề chúng ta cũng hiểu được điều mà Song Hong Bing muốn nói đến ở phần này.

Từ sau cuộc khung hoảng tài chính tháng 9 năm 2008, các chính phủ trên thế giới đã phải dùng đến một loạt chính sách kích thích tài khóa và nới lỏng tiền tệ nhằm cứu vãn duy trì mô hình tăng trưởng kinh tế ban đầu vào năm 2009. Nhưng mãi cho đến năm 2011, cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu đã gióng lên hồi chuông báo động về kinh tế, chúng ta không sống trong thời kỳ phục hồi kinh tế lành mạnh mà chuyển từ trạng thái “bệnh cấp tính” sang “bệnh mãn tính” với sự giày vò hết sức lâu dài về kinh tế.

Dưới tình trạng suy thoái kinh tế dài hạn ở các nước phát triển trong thập kỷ tới, Trung Quốc và châu Á đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong mô hình phát triển. Trong 30 năm cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển được như ngày nay là nhờ xây dựng thành công mô hình “tên lửa đẩy hai tầng” – bao gồm công cuộc công nghiệp hóa nông thôn trong 15 năm đầu và sản xuất toàn cầu hóa trong 15 năm sau. Nhưng hai tầng này cũng đã nguội lạnh buộc Trung Quốc phải khởi động tầng thứ 3 để tiếp tục duy trì và phát triển. Tầng này bắt buộc chỉ có thể là phong trào công nghiệp hoá nông thôn lần hai. Nếu khó khăn của Mỹ nằm ở kinh tế, hoàn cảnh khó khăn của châu Âu nằm ở chính trị, còn hoàn cảnh khó khăn của châu Á lại nằm ở lịch sử.

Suốt 10 năm qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đều dựa trên sự trói buộc về lợi ích. Đây là điều kiện tiên quyết để Mỹ chấp nhận nhẫn nhịn trước sự thịnh vượng của Trung Quốc. Trong 10 năm tới, Mỹ sẽ phải đối diện với ba chu kỳ giảm đòn bẩy nợ chính, tiêu dùng suy yếu do dân số già hóa và nút thắt trong việc cải thiện năng suất. Sự sụp đổ mô hình này của ông lớn cũng khiến tình trạng ở châu Âu và Nhật Bản không thể quả quan nổi. Kéo theo mô hình kinh tế theo hướng xuất khẩu của Trung Quốc không bền vững và buộc phải tiến hành chuyển đổi kinh tế.

Nếu kinh tế Trung Quốc ngày càng khởi sắc trong tình huống nhạy cảm này sẽ khiến Mỹ có xu hướng hung hăng hơn, tận dụng các vấn đề biển Hoa Đông và biển Đông, thậm chú là khơi mào các cuộc chiến tranh cục bộ làm suy yếu thực lực Trung Quốc.

Nền móng thịnh vượng kinh tế của Trung Quốc thực sự khá mỏng manh khi mà dầu mỏ và các kênh thương mại hàng hải về cơ bản đều do Mỹ kiểm soát, trong khi đó mô hình kinh tế theo hướng xuất khẩu lại phụ thuộc nghiêm trọng vào thị trường châu Âu.

Khi mà nền tảng lợi ích chung giữa Trung Quốc và Mỹ suy yếu, mọi thứ để có thể trở thành vấn đề.

Trung Quốc có thể hóa giải được bao vây của Mỹ không tất cả phụ thuộc vào nước này có thể kêu gọi các nước châu Á đoàn kết lại thành một cộng đồng mạnh có chung lợi ích. Công cuộc toàn cầu hóa của Trung Quốc không phải là Âu-Mỹ hóa, mà trước hết phải Á Đông hóa.

Chỉ khi xác lập được vị thế ở châu Á, Trung Quốc mới có thể vươn ra thế giới, chỉ bằng cách khiến cả châu Á đoàn kết lại thành một khối thống nhất thì nền kinh tế Trung Quốc mới có thể chuyển đổi thành công; chỉ một đồng tiền châu Á thống nhất mới có thể cạnh tranh với đồng đô-la và đồng euro trên trường quốc tế.

Tất cả những điều này đều được Song Hong Binh phân tích và đưa ra cái nhìn toàn cảnh trong phần IV này.

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Icon-Messager Messenger Icon-Tiktok Tiktok Lên đầu trang